Trang chủ / Văn Học Nước Ngoài 4
phong than dien nghia
 

Phong Thần diễn nghĩa

Tác giả: Hứa Trọng Lâm

Mộng Bình Sơn dịch

Giới thiệu về nội dung:
Đây là tiểu thuyết thần quái nổi tiếng đời Minh, 100 hồi, còn có tên "Vũ Vương phạt Trụ ngoại sử phong thần diễn nghĩa".

Phong thần diễn nghĩa: truyện ca ngợi hành động chính nghĩa trừ ác cứu dân của Vũ Vương nhà Chu theo quan niệm: thiên hạ không phải chỉ của một người, đồng thời tỏ rõ một số quan điểm dân chủ: cha sai, vua sai thì con như NaTra, bề tôi như Hoàng Phi Hổ có quyền chống lại. Trong điều kiện luân lý đạo đức phong kiến thống trị đương thời, quan điểm này là hết sức mạnh dạn , tiến bộ. Lý tưởng "vua sáng tôi hiền" của Hứa Trọng Lâm cũng được biểu lộ thông qua những hồi viết về Vũ Nương và Khương Tử Nha...
Sự tích "Vũ Vương phạt Trụ" đã được truyền khẩu trong dân gian qua các thời đại, nhưng đến đời Tống, lối kể chuyện chắp nối ấy được hệ thống hoá thành ra cốt truyện mạch lạc hơn.
Theo nhiều tài liệu, bộ tiểu thuyết này được viết trên cơ sở cuốn "Vũ Vương phạt Trụ bình thoại" in từ đời Nguyên, được Hứa Trọng Lâm sáng tạo, kết hợp từ tư liệu lịch sử với thần thoại, truyền thuyết và những câu chuyện về tôn giáo. Nói cách khác nếu ví Phong thần diễn nghĩa là 1 hình thể sống thì "lịch sử" chỉ là cái cốt, còn da thịt hình hài chủ yếu làm bằng "trí tưởng tượng độc đáo". Chính vì thế tác phẩm này là 1 thành quả đặc sắc của thoại bản dân gian.
Bản dịch tiếng Việt của Mộng Bình Sơn đã thể hiện sâu sắc những dụng ý, những ý nghĩa thầm kín, "ý tại ngôn ngoại" của Phong thần diễn nghĩa mà Hứa Trọng Lâm muốn gửi đến người đọc đương thời và hậu thế.

Tải về

http://www.mediafire.com/?4w4yyyy4kz3

Chia sẻ tới các bạn bởi Dulitruc